top of page

Bí quyết làm chủ cơn tức giận

 

Tức giận là cảm xúc tiêu cực ai cũng có thể gặp trong cuộc sống. “Giá mà mình đừng tức giận!” là câu nhiều người vẫn tự nói sau cơn tức giận bùng phát. Vậy làm sao để điều hòa tâm trạng khi tức giận?

 

Cảm xúc con người sẽ chi phối hành vi, phản ứng với các vấn đề trong cuộc sống. Cảm xúc có thể chia ra làm 4 dạng cơ bản nhất: vui, buồn, sợ hãi, tức giận. Trong đó, tức giận là phần mang đến “cuồng phong” làm ảnh hưởng các mối quan hệ và để lại nhiều hậu quả không tốt trong mắt người đối diện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơ chế hình thành tức giận

 

Tức giận hay giận dữ là một loại cảm xúc xuất hiện lúc tâm trạng bạn đang quẫn bách, rối loạn hay có sự việc khiến bạn mất kiềm chế. Sự tức giận hình thành dựa trên tập hợp các yếu tố vận hành tâm lý và cơ thể khi bạn nhanh chóng phản ứng để chuẩn bị ứng phó hoạt động mãnh liệt xảy ra tức thì.

Nhịp tim đập nhanh lên, tăng huyết áp và dồn máu ra chi. Các hormon được tiết ra nhiều điều chỉnh các hoạt động chuyển hóa, sẵn sàng giải phóng năng lượng tức thì. Đồng thời, các cơ trên cơ thể bạn cũng sẽ căng ra, đặc biệt cơ mặt cũng sẽ có những biểu hiện như co lại, nhăn nhó hay cảm giác cả người nóng lên và mặt như bừng lửa.

 

Nguyên nhân khiến chúng ta tức giận là bản thân thấy không vừa ý cái gì đó, hay do đỗ vỡ, mất mát. Bạn đang bị xúc phạm, quyền lợi đang bị lấn áp, nhu cầu và mong muốn không được đáp ứng đầy đủ, hoặc việc đang xảy ra không đúng với sự chờ đợi, kỳ vọng của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau mỗi lần tức giận, bạn thường gây ra nhiều hậu quả không lường trước. Đó có thể là những tổn thương, uất ức mà bạn gây nên cho mọi người. Và cũng có nhiều “quả” không ngờ, đặc biệt là tự mình gây nên bất lợi và tổn thương cho mình. Tức giận làm bạn phát cáu với mọi người và trong mơ hồ bạn sẽ gây ra nhiều tổn thương cho nhiều người mà không hề hay biết.

 

Chính khi tức giận, mọi hoạt động trong cơ thể bạn sẽ không còn vận hành như cũ. Lúc ấy, bạn có thể hét to, làm ầm ĩ, gây chuyện với mọi người,… Sau đó, có thể làm mất khống chế bản thân mà gây ra cãi vả, ẩu đẩ lẫn nhau và quan trọng làm mất đi một số mối quan hệ hoặc gây khó khăn, làm hỏng công việc của bạn. Bởi lẽ, khi tức giận khả năng tự quan sát và giám sát khách quan của chúng ta sẽ giảm bớt hoặc mất đi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải pháp kiềm chế tức giận

 

1. Bạn phải kiềm chế chính mình và tự nhủ bản thân “bình tĩnh lại”. Khi bạn bình tĩnh, bạn sẽ có thời gian suy nghĩ cẩn thận về những việc đã xảy ra. Từ đó, bạn tìm ra cái chính của vấn đề rồi giải quyết nó.

2. Bạn cũng có thể ngồi xuống rồi uống một cốc nước lạnh để “hạ hỏa”, phân tán lực chú ý hiện tại của bạn. Sau đó, bạn nhìn nhận toàn diện sự việc, phân tích lợi – hại, đúng – sai. Khi suy nghĩ rõ ràng, bạn sẽ bình tĩnh và sự tức giận trong bạn sẽ vơi bớt.

3. Hãy tạo cho mình động lực và tự nhủ “chuyện này thật nhỏ chẳng đáng để giận”. Bạn hãy tin vào điều bạn nghĩ là hoàn toàn đúng, tạo cho mình cơ sở cũng như tin rằng suy nghĩ hiện tại là đúng. Khi tự tin thì mọi chuyện thật đơn giản chẳng cần giận dỗi.

4. Tức giận cũng là một loại tổn thương, khi có một ai đó cố tình hay vô ý chạm vào giới hạn của bạn. Bạn nên nhìn nhận lại sự việc lần nữa, đi tìm căn nguyên do đâu mà bạn tức giận – nó cũng chính là tìm cái gọi là giới hạn của bạn. Từ cái nhìn toàn diện, bạn đưa ra những nhận định chính xác và học cách thả lỏng cảm xúc và tha thứ cho điều làm bạn tức giận. Cũng chỉ có thật tâm tha thứ, bạn mới thư thái mà là chính mình, lạc quan và không bực tức, nóng giận.

Trong công việc, nếu bạn biết cách kiềm chế sự tức giận thì cơ hội thành công sẽ đến với bạn nhiều hơn nhờ vào các mối quan hệ tốt. Hãy luôn thật bình tĩnh và thân thiện với mọi người xung quanh.


Kiều Nương tổng hợp
Nguồnhttp://hoclamgi.net/bi-quyet-lam-chu-con-tuc-gian/

 

bottom of page